Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong những ngôi nhà cổ nổi tiếng mà người yêu kiến trúc nhất định phải ghé đến tham quan một lần. Để giúp bạn có một góc nhìn tổng quan nhất về kiến trúc nhà cổ Huỳnh Thủy Lê cũng như những câu chuyện liên quan đến căn nhà, cùng Cổ Nghệ Mộc khám phá chi tiết trong bài viết nhé!

Giới thiệu nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Với những ai yêu thích sự hoài cổ, muốn sống lại thời kỳ thịnh vượng, phú quý của một gia đình giàu sang bậc nhất ở Sa Đéc lúc bấy giờ thì ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê chắc chắn là một địa điểm lý tưởng.

Nha Co Huynh Thuy Le

Đây là nơi sinh sống của ông Huỳnh Thủy Lê, nhân vật nam chính trong cuốn tiểu thuyết “Người tình”. Ngôi nhà trở nên nổi tiếng khắp thế giới khi cuốn tự truyện của nữ văn sĩ Marguerite Duras được chuyển thể thành bộ phim cùng tên (L’Amant) năm 1992. Mọi thứ ở đây dường như đã bị thời gian ngưng đọng, nhuộm cả một sắc màu cổ kính, trầm mặc nhưng vẫn toát lên nét sang trọng, tinh tế.

Địa chỉ nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Nếu bạn đi từ Tp.HCM đến nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, bạn có thể đi đến đây theo hướng quốc lộ 1A hướng về Tp. Sa Đéc với quãng đường là 140 km bằng xe máy hoặc xe ô tô đều thuận lợi. 

Kiến trúc nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Vài nét tổng quan của ngôi nhà

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê với diện tích 250m2 với 3 gian bề thế mang đậm chất Tây Nam Bộ, phía sau hàng lang là 2 phòng ngủ. Vật liệu chủ yếu làm bằng gỗ và ngói nhập từ Trung Hoa. Phần mái lợp ngói âm dương với 2 bên đầu cong vút. Khuôn viên trước nhà là khoảng sân vườn thoáng mát.

Kien Truc Nha Co Huynh Thuy Le
Tổng quan kiến trúc nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Kiến trúc đặc sắc của căn nhà cổ

Ngôi nhà có lối kiến trúc pha trộn hài hòa giữa ba phong cách kiến trúc Pháp, Việt, Hoa. 

Thoạt nhìn bề ngoài ngôi nhà là lối kiến trúc La Mã phục hưng thế kỷ 17 với các vòm cổng, tông màu trắng chủ đạo với những cột đá to lớn tỏ vẻ uy nghi cho căn nhà. 

Nhưng khi bước vào bên trong lại là màu sắc đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa và Việt Nam với căn nhà kiểu ba gian truyền thống. Riêng lối bài trí của các bao lam sơn son thiếp vàng trong nhà lại là các chủ đề trong mỹ thuật truyền thống Trung Hoa.

Noi That Nha Co Huynh Thuy Le
Không gian nội thất căn nhà cổ Huỳnh thủy Lê

Bên cạnh đó, ngoài vị trí thuận lợi “nhất cận thị, nhị cận giang” mà chủ nhân đã chọn lựa, ngôi nhà còn có những đặc điểm đáng chú ý như:

  • Gạch men với hoa văn hoa lá kiểu Pháp được dùng để lát ngôi nhà đều được nhập từ Pháp.
  • Ở cửa chính có một khung cửa với các thanh gỗ tròn song song nằm ngang có thể kéo qua lại. Buổi trưa nhà không đóng cửa chính mà kéo khung cửa này lại. Ánh sáng và gió vẫn có thể lùa vào nhà, hàng xóm thấy khung cửa được kéo cũng sẽ không gọi làm phiền. Có người gọi đó là “khung cửa ngủ trưa”.
  • Ở gian giữa nền nhà có vẻ như bị trũng. Đây là chi tiết xây dựng có chủ ý của chủ nhà, vì theo yếu tố phong thủy thì tiền tài chảy về chỗ trũng. Một nét đặc trưng khác nữa, đó là bàn thờ Quan Công được đặt ở giữa gian chính theo tín ngưỡng của người Hoa…Và cũng theo yếu tố phong thủy, các họa tiết trên bao lam là “long, lân, bức, phụng”, mà không phải là “long, lân, quy, phụng”.

Lịch sử nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

  • Năm 1895, ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc. Ban đầu, đây là ngôi nhà ba gian truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương.
  • Năm 1917, chủ nhân cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa. 
  • Về sau, người con trai út của ông là Huỳnh Thủy Lê nhận quyền thừa kế ngôi nhà. Lúc đó, chuyện tình lãng mạn của cậu chủ Huỳnh Thủy Lê và người con gái Tây chớm nở. Về sau nó được viết thành một câu chuyện tiểu thuyết lãng mạn và được quanh thành một bộ phim hấp dẫn The Lover (1992) với kịch bản nguyên gốc từ câu chuyện tình yêu giữa chàng trai Việt gốc Hoa và cô gái người Pháp.  
  • Năm 2007, ngành du lịch Đồng Tháp đã chính thức “mở cửa” khai thác ngôi nhà cổ, phục vụ cho khách tham quan trong và ngoài nước. 
  • Năm 2008, nhà cổ đã được chứng nhận là di tích cấp tỉnh, và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2009.
Tham Quan Nha Co Huynh Thuy Le
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê hiện được ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp quản lý và khai thác du lịch.

Câu chuyện nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê

Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê không chỉ nổi bật với giá trị kiến trúc mà ngôi nhà cổ này còn nổi tiếng bởi liên quan đến một cuộc tình không biên giới của nhà văn Marguerite Duras và người tình đầu tiên của bà là ông Huỳnh Thủy Lê (chủ nhân ngôi nhà). 

Chuyện tình của họ bắt đầu từ một cuộc gặp gỡ tình cờ trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929, khi đấy nàng mới chưa đầy 16 tuổi và chàng đã 32 tuổi. Họ đã có một mối tình thật đẹp, song lại bị vấp phải sự phản đối kịch liệt của ông Huỳnh Cẩm Thuận. 

Gia tộc họ Huỳnh là dòng dõi gốc Hoa có tiếng lúc bấy giờ. Việc lấy vợ là một cô gái Tây và gia cảnh không quá tốt là điều cấm kỵ. Ông Lê đã quỳ lạy xin cha cho mình sống với người con gái mà ông yêu nhưng vẫn chỉ nhận lại sự khước từ. 

Mối tình ngắn ngủ 18 tháng với những ngọt ngào đan xen khổ đau, dằn vặt cuối cùng cũng kết thúc. Chàng trai Huỳnh Thủy Lê phải theo ý cha lấy một cô vợ người Hoa môn đăng hộ đối. Còn nàng nhận một số tiền lớn của nhà họ Huỳnh và trở về nước. 

Ngày Marguerite lên tàu về Pháp, từ mạn tàu nàng thấy thấp thoáng từ xa chiếc xe hơi sang trọng màu đen quen thuộc của người tình Trung Hoa lặng lẽ đến tiễn biệt. 

Sau nhiều năm, chàng trai Huỳnh Thủy Lê năm nào đã trở thành một người đàn ông trung niên, chàng có dịp đến Paris cùng vợ, chàng gọi điện cho nàng ngỏ ý chỉ để nghe giọng nàng nói. “Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết” (trích tiểu thuyết Người Tình).

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tiểu thuyết

Câu chuyện tình buồn ấy, về sau đã được bà Marguerite Duras kể lại trong tác phẩm tiểu thuyết của mình (L’Amant, tiếng anh là The Lover, tiếng Việt là Người Tình). Năm 1984, cuốn tiểu thuyết được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên thế giới và đoạt được giải thưởng Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp). Năm 1986, cuốn tiểu thuyết đã được đạo diễn Jean-Jacques Annaud dựng thành phim cùng tên.

The Lover là bộ phim có sự tham gia của các ngôi sao hàng đầu lúc bấy giờ như: Jane March, Lương Gia Huy…. Phim được khởi quay vào năm 1986, hoàn thành năm 1990 và được ra mắt chính thức vào năm 1992. 

Phim Nguoi Tinh Quay Tai Nha Co Huynh Thuy Le
Phim The Lover quay tại nhà cổ Huỳnh Thủy Lê năm 1992

Trong phim có nhiều cảnh quay tại Việt Nam như: dòng sông Tiền thơ mộng, bến phà Mỹ Thuận náo nhiệt, thành phố Sài Gòn hoa lệ…, và đặc biệt là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được lấy làm bối cảnh chính trong phim. Bộ phim đã gây tiếng vang lớn với doanh thu tốt cùng nhiều giải thưởng phim ảnh danh giá. 

Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê vốn không phải là nơi diễn ra mối tình giữa nàng và chàng với những giây phút nồng ấm. Ngôi nhà hai người đã bốc cháy trong nhau tọa lạc trong Chợ Lớn. Song người ta vẫn muốn tìm đến nơi người tình của Marguerite từng sống để hình dung một không gian cổ xưa với nếp văn hóa đậm nét Trung Hoa hòa lẫn văn hóa vùng sông nước miền Tây, nơi Huỳnh Thủy Lê đã sống cùng người vợ trẻ sau khi đau đớn dứt áo tình cũ.

Tình trạng nhà cổ Huỳnh Thủy Lê hiện nay

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ngày nay vẫn giữ khá nguyên vẹn so với kiến trúc trước đây, tuy nhiên hiện nay chỉ còn giữ lại gian nhà chính để tham quan. 

Ngày trước các căn nhà đều có vị thế khá rộng lớn, từ gian nhà bếp, phòng ngủ nghỉ đến vệ sinh… tất cả tạo thành một quần thể lớn với nhiều căn nhà. 

Nhưng hiện nay vì nhà chỉ phục vụ tham quan và đã trao lại cho chính quyền, cũng như các quần thể bị xuống cấp nên chưa thể tu sửa được. 

Review nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Để có góc nhìn khách quan nhất về kiến trúc của ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê bạn có thể theo dõi review nhà cổ Huỳnh Thủy Lê của nhiều du khách trực tiếp đến tham quan: 

Tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê 

Giá vé nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

  • Phí vào cổng cho cả Việt Nam và người nước ngoài là: 20.000 đồng (bao gồm một hướng dẫn viên nói tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc Việt Nam; nước trà và mứt gừng).
  • Du khách có thể ăn trưa hoặc ăn tối tại đây, giá: 100.000 đồng/người.
  • Có hai phòng cho bốn người, nếu du khách muốn ở lại nghỉ đêm tại đây, giá: 550.000-1.000.000 đồng/đêm (bao gồm một bữa ăn trưa và một bữa ăn sáng).
  • Địa chỉ: 255A Nguyễn Huệ, P. 2, Thị Xã Sa Đéc, Đồng Tháp
  • Giờ mở cửa: 8:30 AM- 5:30 PM

Tour nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp, bạn có thể tham khảo tham gia các tour nhà cổ Huỳnh Thủy Lê kết hợp tham quan những địa danh khác gần đó như Làng hoa Sa Đéc, vườn quýt hồng Lai Vung, chùa Lá Sen, khu du di tích lịch sử Xẻo Quýt. 

Lưu ý khi tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

  • Không nên đi vào các dịp lễ tết vì thường đây là thời điểm có rất đông du khách đến tham quan. 
  • Không sờ, chạm mạnh vào cách hiện vật có trong nhà. 
  • Không phóng uế, xả rác bừa bãi, vẽ bậy hay có hành vi gây tổn hại đến hình ảnh của nhà cổ. 
  • Tham quan với tâm thế trang nghiêm, yên tĩnh. 
  • Nếu đi tham quan tự túc, bạn nên có một trưởng nhóm để liên hệ mua vé trước khi tham quan nhà cổ. 

Thuyết minh nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Là người yêu kiến trúc nhất định một lần ghé Sa Đéc tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê để được chiêm ngưỡng căn nhà cổ này nhé. Và nếu bạn đang có nhu cầu thi công thiết kế nhà cổ 3 gian, 5 gian truyền thống Bắc Bộ, liên hệ ngay với Cổ Nghệ Mộc theo số 0943635636 để được tư vấn và báo giá tốt nhất!

AUTHOR DETAILS