Nhà cổ Bình Thủy là ngôi nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất xứ Tây Đô đã có trên 100 tuổi và là một trong những công trình kiến trúc cổ hiếm hoi còn khá nguyên vẹn tại Cần Thơ thu hút du khách bốn phương về tham quan. Cùng Cổ Nghệ Mộc đi khám phá kiến trúc nhà cổ Bình Thủy tuyệt đẹp này nhé!

Nhà cổ Bình Thủy ở đâu?

Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc tại số 142/144 Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10km.

Nha Co Binh Thuy

Nhà cổ Bình Thuỷ của ai?

Nhà cổ Bình Thủy được xây dựng từ năm 1870 do dòng họ Dương sở hữu. Theo giới thiệu về nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ thì hiện nay ngôi nhà này vẫn do con cháu dòng họ Dương nằm giữ và làm chủ. 

Kiến trúc nhà cổ Bình Thủy

Diện tích nhà cổ Bình Thủy là 6000m2, với căn nhà chính được chia thành 5 gian. Nổi bật với lối kiến trúc của người Hoa, Việt và phương Tây kết hợp. Bên ngoài là hàng rào và ngôi nhà chính mang đậm kiến trúc biệt thự cổ kiểu Pháp, nhưng đến mai nhà ngói lợp âm dương và có cổng tam quan vào bên trong nhà mang đậm nét của người phương Đông. Ngôi nhà toát lên vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm vừa thể hiện được tính phóng khoáng, trang nhã. 

Toan Canh Nha Co Binh Thuy
Toàn cảnh nhà cổ Bình Thủy

Những điểm nổi bật của kiến trúc nhà cổ Bình Thủy phải kể đến như:

Hang Rao Cong Nha Co Binh Thuy
Hàng rào cổng ấn tượng phong cách phương Tây
Cong Tam Quan Nha Co Huynh Thuy Le
Cổng tam quan lối kiến trúc của người Hoa chếch về hướng bên phải có 4 cột trụ lớn và 2 trụ xi măng và 2 trụ gỗ. Hệ thống xà của công tam quan được làm bằng gỗ, mái lợp ngói men xanh. Trên cùng còn trang trí nhiều hình thù sống động đậm phương Đông như kỳ lân, cá vàng, hoa lá. Tại đây có gắn hai bảng hiệu lớn, một bảng tiếng Hoa là “Phước An Hiệu” và một bảng tiếng Việt là “Phủ thờ họ Dương”.
Toan Canh Nha Co Binh Thuy 02
Toàn cảnh nhà cổ Bình Thủy nổi bật với 4 lối cầu thang cánh cung nối từ cân vào nhà chính. Bậc thềm cao hơn 0,5 mét.
Cua So Nha Co Binh Thuy
Hệ thống các ô cửa sổ và cửa chính màu xanh dương thiết kế theo phong cách Art – Nouveau của phương Tây nổi bật trên sơn vàng chủ đạo của ngôi nhà. 
Noi That Nha Co Binh Thuy
Trong gian nhà chính có ba bộ bàn ghế trông rất lộng lẫy: một bộ dành để tiếp khách, một bộ dành cho gia đình ăn cơm và một bộ dùng để trò chuyện. Căn nhà có tổng cộng 24 cây xà được làm bằng gỗ căm xe.
Tran Nha Co Binh Thuy
Trên trần nhà là những gạch bông cỡ lớn mang hoa văn màu vàng của hoa và xanh của lá trang nhã. Kết hợp trang trí với nhiều cặp đèn xưa tinh tế.
Ben Trong Nha Co Binh Thuy
Bên phải gian nhà từ ngoài nhìn vào là 2 bộ bình bông lớn cỡ to. Trên tường là những tấm bằng khen được treo rất ngay ngắn. Bên trái là những tấm ảnh lưu niệm từ đoàn làm phim, vài dòng ký gửi của các đạo diễn và một vài tờ báo nói về nhà cổ Bình Thủy được cắt ra.

Nội thất được sắp xếp tinh tế

Noi That Nha Co Binh Thuy 01
Chính giữa nhà là một gian thờ lớn đúng theo kiểu truyền thống của người Nam Bộ xưa. Bộ bài vị, lư hương, đèn và những kiến trúc chạm trổ đều được bài trí rất tinh tế. Toàn bộ những nét điêu khắc của ngôi nhà đều được lấy từ hình tượng những con vật mang đến sự hưng thịnh cho gia chủ như dơi, chim, công, tôm, cua, rồng, phượng… Bên cạnh đó, hình ảnh mai, sen, cúc, trúc, lan cũng được đưa vào một cách khéo léo và tài tình.

Lịch sử nhà cổ Bình Thủy

Gia tộc họ Dương đến lập nghiệp ở Nam Bộ khoảng cuối thế kỷ 18, tính đến nay đã trải qua 6 thế hệ. Ông Dương Văn Vị (thế hệ thứ 3) là người quyết định chọn vùng đất gần vàm rạch Bình Thủy làm nơi xây dựng cơ nghiệp. 

Lịch sử nhà cổ Bình Dương Cần Thơ như sau:

  • Năm 1870, nhà cổ Bình Thủy được ông Dương Văn Vị xây dựng bằng gỗ và lợp mái ngói dùng để thờ tổ tiên dòng họ Dương. 
  • Năm 1900, sau 30 năm sử dụng ông Dương Văn Vị  đã cho thiết kế xây dựng lại khang trang hơn. 
  • Năm 1904, sau khi ông Vị mất, người con trai út là Dương Chấn Kỷ (đời thứ 4) đã tiếp tục công việc xây dựng đến khoảng năm 1911 thì ngôi nhà mới hoàn thiện. 
  • Năm 1911, nhà cổ Bình Thủy hoàn thiện. 
  • Năm 1980, ông Dương Văn Ngôn (đời thứ 6) có thú chơi hoa kiểng, ông đã sưu tầm nhiều giống lan quý, tổ chức chơi lan và từ đó tên gọi “Vườn lan Bình Thủy” ra đời và tồn tại đến ngày nay. 
  • Năm 2009, phủ thờ họ Dương (Nhà cổ Bình Thủy) được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận di tích cấp Quốc gia. 

Nhà cổ bình thủy phim (liệt kê các phim quay tại nhà cổ bình thủy)

Nhà cổ Bình Thủy là một trong những ngôi nhà cổ lớn nhất ở miền Tây mang giá trị văn hóa lịch sử lâu đời. Và được chọn làm phim trường của nhiều bộ phim nói về thời xưa ở Việt Nam như “Người đẹp Tây Hồ”, “ Những nẻo đường phù sa”,…

Trong đó điển hình phải kể đến những bộ phim Người tình (The Lover) là tác phẩm nước ngoài kinh điển nổi tiếng trên toàn thế giới được quay tại đây vào năm 1992. Bộ phim kể về mối tình có thật của vị thiếu gia Huỳnh Thủy Lê (một thương gia người Hoa ở Sa Đéc) cùng một nữ nhà văn người Pháp. 

Poster Phim Nguoi Tinh
Poster Phim Nguoi Tinh

Review nhà cổ Bình Thủy

Vườn lan

Nhà cổ Bình Thủy không chỉ nổi bật ở lối kiến trúc mà còn nổi tiếng gần xa với vườn lan Bình Thủy.

Vuon Lan Nha Co Binh Thuy
Vườn lan nhà cổ Bình Thủy

Vườn lan Bình Thủy là một góc nhỏ nằm trong khuôn viên ngôi nhà cổ, nơi nây là bộ sưu tập các loại lan quý hiếm khác nhau. Mỗi dịp đến với nhà cổ Bình Thủy không ít du khách phải nán lại để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của lan rừng ngay giữa phố phường đô thị.

Cây xương rồng

Cây xương rồng giống mexico quý hiếm được xem là cây quý ở Vườn Lan Bình Thủy. Tại đây hiện có 2 cây, môt cây bên vườn cây và 1 cây bên khuôn viên quán cafe Vườn Lan, cạnh nhà chính nhà cổ Bình Thủy.

Cay Xuong Rong Nha Co Binh Thuy
Cay Xuong Rong Nha Co Binh Thuy

Cây xương rồng giống mexico ở quán Cafe Vườn Lan cao khoảng 7-8m. Còn cây xương trồng trong nhà cổ Bình Thủy cao 5-6m. Cả hai cây đều có tuổi khoảng 40 năm. 

Ghế đá

Vào năm 1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà nước lâm thời lúc bấy giờ phát động toàn dân kháng chiến. Vào tháng 12 năm 1945, quân đội ta ở Cần Thơ đụng độ quân Pháp, Nam Bộ trở thành chiến trường kháng chiến đầy ác liệt. Quân ta đã phục kích giết được nhiều sĩ quan cao cấp của Pháp. Tuy vậy chúng ta cũng hy sinh 7 vị chiến sĩ. 

Để tưởng nhớ chiến công và sự hy sinh anh dũng của 7 người chiến sĩ, ông Dương Văn Ngôn đã cho xây dựng 7 bộ ghế đá. Ngày nay, du khách đến tham quan nhà cổ Bình Thủy có thể nhìn thấy bảy bộ ghế đá này ở góc trái khoảng sân trước nhà.

Tham quan nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ bình thủy mở cửa mấy giờ?

Nhà cổ Bình Thủy có hai khung giờ mở cửa: sáng từ 8h00 đến 12h00 và chiều từ 14h00 đến 18h00.

Nhà cổ bình thủy giá vé

Giá vé vào bên trong nhà cổ là 15 ngàn đồng/người. Còn nếu du khách chỉ đứng ở khuôn viên bên ngoài tham quan thì miễn phí.

Tour nhà cổ Bình Thủy

Đến tham quan nhà cổ Bình Thủy bạn có thể đến tham quan tự túc hoặc đi theo tour. 

Tham khảo Tour Nhà Cổ Bình Thủy – Vườn Cò Bằng Lăng – Cần Thơ 2 Ngày 1 Đêm của đơn vị Vietsense Travel

  • Giá tour 998.000 VND
  • Khởi hành từ: Hà Nội, Tp HCM
  • Thời gian 2 ngày 1 đêm

Thuyết minh nhà cổ bình thủy

Là người yêu thích nhà cổ nhất định phải một lần đến ghé thăm ngôi nhà cổ Bình Thủy này nhé. Và nếu bạn cũng muốn sở hữu một ngôi nhà gỗ cổ truyền Việt Nam đừng quên liên hệ với Cổ Nghệ Mộc theo số 0943635636 để được tư vấn thiết kế và thi công với giá tốt nhất!

AUTHOR DETAILS