Gỗ táu được xếp trong “tứ thiết” các l" />

Gỗ táu được xếp trong “tứ thiết” các loại gỗ quý và là loại gỗ có tính ứng dụng rất cao trong xây dựng, thiết kế đồ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp. Tại bài viết này hãy cùng Cổ Nghệ Mộc tìm hiểu chi tiết về loại gỗ quý này nhé !

Tìm hiểu về gỗ táu

Gỗ táu là gì?

Gỗ táu là loại gỗ được lấy từ cây táu (Vatica odorata) – một loại cây thân gỗ lớn thuộc họ Dầu. Gỗ táu có màu ngà vàng khi mới cắt, dần chuyển sang màu xám đen khi sử dụng lâu ngày và cực kỳ cứng. Nằm trong danh sách các loại gỗ cứng nhất tại Việt Nam.

Phân bố

Cay Go Tau
Cây táu

Cây gỗ táu phân bố rộng rãi tại các rừng nguyên sinh các tỉnh miền Bắc nước ta như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái,… Ngoài ra loại cây này xung phát triển lác đác tại các khu vực rừng già, rừng trồng tái sinh, nông trường của nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.

Đặc tính sinh học

Theo cây giống Miền Bắc: cây táu có thân cây thẳng và cao từ 30-35m, kích thước thân lớn. Vỏ cây có màu xám, càng trồng lâu vỏ càng sần sùi, xù xì đậm màu. Táu là cây ưa sáng, phát triển chậm, có tuổi thọ lên đến hàng nghìn năm, vô cùng quý hiếm.

Phần thân gỗ thịt có mùi thơm nhẹ, màu ngà vàng hoặc nâu nhạt khi mới khai thác, để khô lâu ngày sẽ có màu xám đen, càng sử dụng lâu càng bóng đẹp . Thân gỗ thuộc loại cứng, lực kéo ngang thớ là 32kg/cm2, nén dọc thớ 679 kg/cm2, lực oằn 1,752 kg/cm2.

Thớ gỗ nhỏ, mịn, có khả năng chống mối mọt khá tốt. Vân gỗ đẹp, hiện rõ ràng nên sản phẩm cũng trở nên bắt mắt và sang trọng.

Gỗ táu thuộc nhóm mấy?

Go Tau Thuoc Nhom May
Gỗ táu thuộc nhóm mấy?

Trong danh sách các nhóm gỗ Việt Nam thì gỗ táu thuộc nhóm II xếp sau nhóm I về độ quý hiếm. Song nếu xét về chất lượng gỗ, thì táu thuộc vào “tứ thiết” của gỗ gồm đinh, lim, sến, táu.

Gỗ táu là loại gỗ tốt, bền và có giá trị kinh tế cao chỉ xếp sau gỗ hương vân nam phi, gỗ lim, do vậy mà tình hình khai thác gỗ quá mức xảy ra liên tục.

Gỗ táu có mấy loại?

Gỗ táu được chia làm nhiều loại chính tùy thuộc vào loại cây táu cho gỗ:

  • Gỗ táu mặt quỷ
  • Gỗ táu nước
  • Gỗ táu muối
  • Gỗ táu Mật
  • Gỗ táu vàng
  • Gỗ táu xanh

Trong đó gỗ táu Muối và Táu Mật là 2 loại gỗ thông dụng và được ưa chuộng nhất. Táu Mật và Táu Muối có đặc tính giống nhau, đều thuộc gỗ Nhóm II.

Gỗ táu có tốt không?

Go Tau Co Tot Khong

Gỗ táu được đánh giá là loại gỗ tốt có tiếng và được săn lùng bởi những ưu điểm nổi bật như:

  • Gỗ có độ cứng cao, không bị cong vênh, nứt nẻ
  • Vân gỗ đẹp, gỗ có mùi thơm nhẹ nhàng
  • Thớ gỗ nhỏ, mịt không lo mối mọt
  • Gỗ bền, càng dùng càng bóng
  • Gỗ cứng thích hợp làm các đồ nội thất sang trọng

Tuy nhiên đây là loại gỗ có giá thành cao và khá nặng nên việc gia công cũng như vận chuyển sẽ khó khăn hơn.

Giá gỗ táu

Giá gỗ táu biến động phụ thuộc vào tuổi thọ, tình trạng gỗ và nơi cung cấp gỗ. Theo khảo sát, giá gỗ táu tròn trung có giá trung bình khoảng 4.000.000 đ/m2. Giá gỗ táu hộp là 6.000.000 đ/m2.

Gỗ táu dùng để làm gì?

Gỗ táu được sử dụng phổ biến trong xây dựng, thiết kế nội thất và các đồ mỹ nghệ cao cấp.

Đồ thờ cúng

Từ xa xưa, ông cha ta đã rất ưa chuộng sử dụng loại gỗ này để làm các đồ dùng quan trọng, đặc biệt là làm đồ thờ cúng. Sử dụng gỗ táu làm đồ thờ cúng sử dụng được rất lâu, bền bỉ, không bị mục hay bị cong theo thời gian.

Ban Tho Lam Bang Go Tau
Bàn thờ làm bằng gỗ táu

Làm nhà gỗ

Nhà gỗ làm từ gỗ táu rất quý hiếm, có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, càng sử dụng lâu màu sắc càng bóng đẹp.

Nha Co Truyen Go Tau
Nhà cổ truyền gỗ táu
Nha Go Tau Co Truyen
Nhà gỗ táu cổ truyền

Đồ nội thất

Ngoài ra các đồ nội thất làm từ gỗ táu như bàn, ghế, tủ, cửa, sập,…. Rất được ưa chuộng.

Bo Ban Ghe Lam Tu Go Tau
Bộ bàn ghế làm từ gỗ táu

Các loại gỗ khác có thể bạn quan tâm:

Bạn đang có nhu cầu mua các đồ dùng nội thất từ gỗ táu, đồ thủ công mỹ nghệ hay xây nhà gỗ táu, hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan nhất về đặc tính, ưu điểm của loại gỗ quý này. Và nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chi phí cũng như bản thiết kế nhà gỗ táu, liên hệ ngay với Cổ Nghệ Mộc theo số 0943635636 để được tư vấn trực tiếp nhé!

AUTHOR DETAILS