Một trong những vật dụng không thể thiếu trong không gian thờ cúng là cửa võng. Nếu bạn chưa hiểu rõ về cửa võng, đọc ngay bài viết để có lời giải đáp cụ thể nhé!
Cửa võng là gì?
Cửa võng là một loại “cửa giả” nhưng ngắn và không có cánh cửa đi kèm, cửa có dạng chữ “M”, ở phần trên cùng được trang trí hoa văn có đầu rồng hay ngọc võng xuống.
Cấu tạo của cửa võng
Cửa võng có dạng chữ M, chính giữa được chạm khắc hình đầu rồng, ngọc võng xuống, hai bên trang trí hoa văn đối xứng với nhau.
Cửa võng là một trong những dòng sản phẩm khó thi công bởi nó có rất nhiều chi tiết, do đó người nghệ nhân phải có kinh nghiệm và tay nghề cao mới có thể chế tác được tác phẩm này.
Ý nghĩa của cửa võng
Cửa võng là sản phẩm đực sử dụng trang trí xung quanh bàn thờ, pòng thờ gồm các cửa chính và chửa hậu hai bên làm tăng tính uy nghi và trang trọng của nơi đó, đồng thời cửa võng cũng có tác dụng giúp ngăn cách khu vực bàn thờ với không gian bên ngoài tạo cho khu vực bàn thờ thêm trạng trọng và linh thiêng.
Kích thước cửa võng
Kích thước cửa võng tối thiểu là 1m76, có thể dài tới 3m5 hay thậm chí là dài lên đến 4m, tùy thuộc vào không gian thờ cúng.
Phân loại cửa võng
Cửa võng có rất nhiều loại, mỗi loại lại có kích thước khác nhau. Người ta thường phân loại cửa võng theo tên gọi cụ thể của cửa võng như:
Hoa văn
Hình ảnh hoa Mai và chim Điểu là biểu tượng của mùa Xuân, sự khởi đầu tươi mới nhất
Tứ Quý bốn loài cây quý Tùng, Cúc, Trúc, Mai đại diện bốn mùa trong năm mang ý nghĩa của ý chí mạnh mẽ, vượt qua mọi gian khổ để đạt tới thành công.
Mang ý nghĩa lớn về tâm linh của người Việt thể hiện lòng thành kính với ông bà dựa theo sự tích về chim trĩ màu trắng, gọi là bạch trĩ được vua Hùng Vương cống nạp qua Trung Quốc. Ở nơi xa, chim trĩ luôn tìm cây có ngọn hướng về phương nam mới chịu đậu, thể hiện lòng nhớ thương quê nhà tổ quốc Việt Nam. Từ đó, loài chim này là đại diện của sự thủy chung, son sắc, hướng về cội nguồn.
Sử dụng họa tiết “ngũ phúc“ để chạm khắc cùng với ý nghĩa gia chủ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no và luôn vượt qua mọi giai đoạn khó khăn vấp ngã của cuộc đời.
Sử dụng hình ảnh hoa sen trạm khắc.
Tứ Quý bốn loài cây quý Tùng, Cúc, Trúc, Mai đại diện bốn mùa trong năm mang ý nghĩa của ý chí mạnh mẽ, vượt qua mọi gian khổ để đạt tới thành công
Chất liệu
Chất liệu làm cửa võng rấy đa dạng, phải kể đến như:
- Gỗ (gỗ gụ, gỗ mít, gỗ hương, gỗ dổi): cửa võng bằng gỗ là chất liệu phổ biến làm cửa võng, cửa võng làm bằng gỗ có tính tương đồng với các chất liệu trong không gian thờ cúng mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên cửa võng làm bằng gỗ thường được chạm khắc họa tiết với những nét gân mảnh nếu không tìm được người thợ lành nghề rất dễ bị nứt.
- Đồng: Cửa võng bằng đồng nổi bật với màu sắc sáng bóng, độ bền cao không bị co ngót, dễ nứt nẻ hay co ngọt và dễ dàng thi công lắp đặt.
- Xi măng: Cửa võng xi măng cũng được một số gia đình lựa chọn nhờ giá thành phải chăng tuy nhiên nhược điểm của chất liệu này là rất nặng, khó lắp đặt và tính thẩm mỹ thấp.
- Vải: cửa võng vải có tính ứng dụng thấp hơn hẳn, ưu điểm là chi phí thấp song tính thẩm mỹ không cao, dễ phai màu.
Cách treo cửa võng
Cửa võng thường được thiết kế phù hợp với diện tích phòng thờ, vừa vặn với chiều cao, chiều rộng của cửa vào và được treo cao ngay cửa nơi thờ. Bạn nên treo cửa võng cách trần nhà khoảng 50-70 cm (phụ thuộc vào kích thước).
Bên trên sản phẩm treo một bức đại tự dài bằng chiều rộng của bộ cửa võng. Hãi bên cột nhà treo đôi câu đối to vừa với độ rộng của cột và cao gần bằng cột nhà.
Đặt phía trong là nơi thờ với bàn thờ gia tiên, trên bàn thờ có thể treo thêm hoành phi hay cuốn thư câu đối.
Mẫu cửa võng đẹp
Giá cửa võng
Tùy từng chất liệu và loại họa tiết làm cửa võng mà giá cửa võng sẽ khác nhau. Thông thường cửa võng gỗ có giá dao động từ 16 triệu đến 35 triệu đồng. Cửa võng thường không có sẵn bởi vì cửa võng thi công phụ thuộc vào không gian phòng thờ. Khi có nhu cầu đặt làm cửa võng, bạn hãy đo đạc cụ thể không gian phòng thờ để đặt được sản phẩm cửa võng vừa vặn nhất.