Nhà kẻ truyền được coi là một biểu tượng văn hóa lâu đời của người Việt, mang trong mình nhiều giá trị tâm linh sâu sắc. Ngày nay đã có không ít gia chủ tìm đến nhà gỗ kẻ truyền với mong muốn tìm lại khung cảnh thanh bình, tĩnh lặng của miền quê Bắc Bộ xa xưa. Tại bài viết này, Cổ Nghệ Mộc sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về kiến trúc nhà kẻ truyền này nhé, mời bạn theo dõi:
Nhà gỗ kẻ truyền là gì?
Nhà gỗ kẻ truyền là một loại hình nhà ở đã có từ lâu đời của người dân đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Nhà gỗ kẻ truyền có chất liệu đặc trưng bằng gỗ cổ kính, mái ngói rêu phong và sân vườn rộng rãi.
Trả lời cho câu hỏi thế nào là nhà kẻ truyền thì sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì vì tứ của nhà được truyền kẻ, từ kẻ chim truyền xuống kẻ ngồi và cuối cùng là kẻ hiên. Độ cong của các kẻ này đều có tiêu chuẩn để tạo nên một vì kẻ đẹp chứ không phải làm búa xua, không có chuẩn mực như nhiều cơ sở thiết kế, thi công hiện nay.
Kết cấu nhà kẻ truyền Bắc Bộ
Trong kiến trúc cổ Việt Nam, nhà gỗ kẻ truyền được dựng trên các cột gỗ to khỏe, rồi được dựng lên theo các vì, sau đó được nối với nhau bằng các xà ngang, xà ngưỡng liên hoàn tạo thành một bộ khung vững chắc. Sau khi bộ khung được dựng thì lợp mái và làm tường xung quanh.
Kết cấu nhà kẻ truyền có cấu trúc chung: 2 mái, chia gian và bao giờ cũng cùng có hiên.
- Cột nhà: Có chức năng gánh trọng lực với những hàng cột từ bên ngoài vào trong: hàng cột hiên – hàng cột con – hàng cột cái – hàng cột cái – hàng cột con – hàng cột hậu.
- Mái nhà: Phần mái luôn có độ dốc vừa phải, độ hếch ở phần góc mái tạo nên sự thanh thoát cho ngôi nhà. Các loại mái dùng để lợp nhà như ngói ta thủ công, ngói mũi hài, ngói vảy rồng.
- Hoa văn trang trí: Tùy thuộc vào nhu cầu gia chủ có thể đục chạm các đường nét hoa văn đối xứng ở cửa, vách hai đầu hồi, vì kèo…. Các chi tiết hoa văn sẽ là những họa tiết hoa lá, vảy rồng, mây, tranh tứ quý,..
- Gian giữa: thường được bố trí làm gian thờ có hoành phi treo ở trên bàn thờ, bàn thờ nằm giữa gian và sát vào vách hậu, vừa võng phía ngoài, câu đối có thể treo 1 đôi ở hai hàng cột con, hoặc 2 đôi ở hàng cột con và cột hậu. Bên ngoài bàn thờ thường bố trí sập.
Phân biệt nhà kẻ truyền Bắc Bộ và nhà gỗ Nam Bộ
Về nhà gỗ, mỗi vùng miền lại có những nét đặc trưng, hoặc kỹ thuật xây dựng cũng như chất gỗ sử dụng riêng. Nếu đã từng sống trong nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ và nhà gỗ Nam Bộ, bạn sẽ thấy hai mẫu kiến trúc này có những điểm khác như sau:
- Về cấu trúc: nhà kẻ truyền Bắc Bộ được dựng trên một sơ đồ mạch lạc, được tính toán hợp lý đến từng chi tiết để tạo nên một kiến trúc đủ rộng để ở, lại có gian thờ cúng riêng biệt. Nhà gỗ Nam Bộ có cấu trúc đơn giản, nhà được chia thành các gian vừa đủ sử dụng.
- Hoa văn chạm khắc: Nhà kẻ truyền nổi bật với những đường nét chạm khắc tinh tế thể hiện cái hồn của ngôi nhà truyền thống. Với nhà cổ Nam bộ, các đường nét hoa văn chạm khắc miêu tả cuộc sống sinh hoạt lao động của người dân. Được chạm khắc trên cột nhà và các đồ nội thất như tủ, giường.
- Về kỹ thuật xây dựng: Miền Bắc dựng kèo nhà bằng cách sử dụng búa nặng để ghép nối thật chắc chắn các khớp lại với nhau. Còn ở miền Nam sử dụng kỹ thuật đóng kèo kiểu guốc hè. Dù là sử dụng kỹ thuật nào thì những cột kèo được dựng lên vô cùng chắc chắn, mang đến tuổi thọ cao cho công trình nhà ở.
- Kích thước: quy mô của nhà gỗ Bắc Bộ rộng hơn so với nhà gỗ Nam Bộ.
- Mái nhà: phần mái nhà gỗ của người dân Nam Bộ được làm từ lá cọ, lá dừa phơi khô, trong khi đó mái nhà của người dân miền bắc được làm từ ngói gỗ…
Phân loại nhà kẻ truyền
Theo chất liệu
Theo hình thức
Nhà kẻ truyền được phân loại theo số lượng gian và chái giống như những mẫu nhà cấp 4 truyền thống, bao gồm:
- Nhà kẻ truyền 3 gian
- Nhà kẻ truyền 5 gian, hay 3 gian 2 chái
- Nhà gỗ 7 gian, hay 5 gian 2 trái
- Nhà gỗ 9 gian, hay nhà 7 gian 2 trái
Với các hình thức như:
- Hai mái, hai đầu hồi bít đốc
- Bốn mái, hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi trái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm 1 hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông gốc với các hàng cột trong các gian chính).
- 8 mái chồng diêm
Trong đó nhà kẻ truyền phổ biến nhất là 3 gian, 5 gian, 3 gian 2 trái nó phù hợp với diện tích nhu cầu sử dụng và giá tiền.
Mẫu nhà kẻ truyền đẹp
Mẫu nhà kẻ truyền 3 gian
Mẫu nhà kẻ truyền 5 gian
Giá nhà gỗ kẻ truyền
Thông thường chi phí để xây dựng nhà gỗ kẻ truyền được tính như sau: Giá nhà gỗ = chi phí thiết kế + chi phí nguyên vật liệu + chi phí nhân công + chi phí vận chuyển + chi phí lắp đặt điện, nước + chi phí nội ngoại thất + một số chi phí phát sinh khác.
Trong đó chi phí vật liệu là chi phí lớn nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu và hạn mức đầu tư mà gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn các loại gỗ phù hợp. Hiện nay trên thị trường, các loại gỗ có giao dao động như sau:
- Giá gỗ mít: 10 triệu đồng/m3 gỗ.
- Giá gỗ xoan: 7 triệu đồng – 12 triệu đồng/m3 gỗ.
- Giá gỗ tần bì: 7 triệu đồng – 14 triệu đồng/m3 gỗ.
- Giá gỗ hương: 14 triệu đồng – 16 triệu đồng/m3 gỗ.
- Giá gỗ sồi: 6 triệu đồng – 20 triệu đồng/m3 gỗ.
- Giá gỗ căm xe: 12 triệu đồng – 24 triệu đồng/m3 gỗ.
- Giá gỗ lim: 26 triệu đồng – 30 triệu đồng/m3 gỗ.
Ngoài ra các chi phí khác như bản thiết kế, chi phí về nhân công và chi phí hoàn thiện cơ bản sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị dịch vụ sẽ có mức giá phù hợp khác nhau.
Làm nhà kẻ truyền ở đâu?
Cổ Nghệ Mộc – Đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm nhà gỗ cổ truyền uy tín và chất lượng cao. Chúng tôi nhận tư vấn, thiết kế và thi công các công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, đình, miếu,…theo kiến trúc cổ truyền Bắc Bộ bằng các loại gỗ tự nhiên như: lim, xoan, sến, cam xe…
Với đội thợ tay nghề cao & kỹ năng tốt, Cổ Nghệ Mộc cam kết mang đến những công trình xây dựng theo đúng quy trình, thẩm mỹ cao và chi phí tối ưu nhất. Liên hệ với chúng tôi theo số Hotline và địa chỉ dưới đây để được tư vấn chi tiết:
Cổ Nghệ Mộc – Gìn Giữ Nét Xưa
Địa chỉ: Số 2 Ngõ 98, Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội 155340
Email: conghemoc@gmail.com
Số điện thoại: 0943635636